Theo định hướng đổi mới tổ chức hành chính nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển kinh tế – xã hội trong 2025. Việt Nam sẽ thực hiện sáp nhập một số tỉnh, thành. Sau khi sáp nhập, cả nước dự kiến còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Mục lục
Danh sách tỉnh/thành phố sau khi sáp nhập
STT
Tên đơn vị mới
Các đơn vị hợp nhất
Trung tâm chính trị – hành chính
1
Tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang, Hà Giang
Tuyên Quang
2
Tỉnh Lào Cai
Lào Cai, Yên Bái
Yên Bái
3
Tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên, Bắc Kạn
Thái Nguyên
4
Tỉnh Phú Thọ
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình
Phú Thọ
5
Tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh, Bắc Giang
Bắc Giang
6
Tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên, Thái Bình
Hưng Yên
7
TP. Hải Phòng
Hải Dương, Hải Phòng
Hải Phòng
8
Tỉnh Ninh Bình
Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định
Ninh Bình
9
Tỉnh Quảng Trị
Quảng Bình, Quảng Trị
Quảng Bình
10
TP. Đà Nẵng
Quảng Nam, Đà Nẵng
Đà Nẵng
11
Tỉnh Quảng Ngãi
Kon Tum, Quảng Ngãi
Quảng Ngãi
12
Tỉnh Gia Lai
Gia Lai, Bình Định
Bình Định
13
Tỉnh Khánh Hòa
Ninh Thuận, Khánh Hòa
Khánh Hòa
14
Tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận
Lâm Đồng
15
Tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk, Phú Yên
Đắk Lắk
16
TP. Hồ Chí Minh
BR-VT, Bình Dương, TP.HCM
TP.HCM
17
Tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai, Bình Phước
Đồng Nai
18
Tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh, Long An
Long An
19
TP. Cần Thơ
Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang
Cần Thơ
20
Tỉnh Vĩnh Long
Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh
Vĩnh Long
21
Tỉnh Đồng Tháp
Tiền Giang, Đồng Tháp
Tiền Giang
22
Tỉnh Cà Mau
Bạc Liêu, Cà Mau
Cà Mau
23
Tỉnh An Giang
An Giang, Kiên Giang
Kiên Giang
Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập
1. TP. Hà Nội
5. Tỉnh Sơn La
9. Tỉnh Nghệ An
2. TP. Huế
6. Tỉnh Lạng Sơn
10. Tỉnh Hà Tĩnh
3. Tỉnh Lai Châu
7. Tỉnh Quảng Ninh
11. Tỉnh Cao Bằng
4. Tỉnh Điện Biên
8. Tỉnh Thanh Hóa
Một số thay đổi sau khi sáp nhập các tỉnh thành
Thay đổi về tổ chức hành chính
Giảm số lượng tỉnh: Từ 63 xuống còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Sáp nhập trụ sở, cơ quan: Các sở, ban, ngành như Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Xây dựng… sẽ sáp nhập và cơ cấu lại nhân sự, giảm biên chế.
Điều chỉnh địa giới: Tên tỉnh mới có thể thay đổi, ranh giới hành chính được điều chỉnh lại để phù hợp với mô hình mới.
Thành lập trung tâm hành chính mới: Có tỉnh sẽ đặt trung tâm hành chính tại tỉnh cũ có điều kiện tốt hơn (giao thông, hạ tầng…).
Sự phát triển của kinh tế – xã hội
Mỗi tỉnh thành sau sáp nhập sẽ có quy mô lớn hơn. Thuận lợi để quy hoạch và thu hút đầu tư.
Một số tỉnh mới có thể trở thành trung tâm kinh tế, logistics, …
Các tỉnh nhỏ, yếu sẽ có điều kiện tiếp cận ngân sách và đầu tư công tốt hơn sau khi sát nhập.
Thay đổi đối với người dân
Thay đổi giấy tờ cá nhân: Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, CCCD, giấy tờ xe, …
Sáp nhập tỉnh giúp đầu tư tập trung hơn cho giáo dục, y tế, giao thông…